Kỹ thuật in tờ rơi phổ biến hiện nay
Tờ rơi giúp doanh nghiệp, cửa hàng, … cung cấp thông tin đến khách hàng hiệu quả với mức chi phí thích hợp nhất so với các công cụ truyền thông khác.
Khi quyết định in tờ rơi, ngoài hình ảnh thiết kế, chất liệu giấy in ấn, kích thước tờ rơi thì chất lượng in ấn cũng là điều đặc biệt đáng quan tâm. Bạn cần xác định kỹ thuật in ấn, gia công tờ rơi như thế nào là phù hợp, là đủ cho mục đích quảng cáo của mình.
Sau đây là một số kỹ thuật in ấn, gia công tờ rơi được sử dụng nhiều nhất.
Lưu ý về chất liệu và kích thước tờ rơi
Chất liệu giấy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của tờ rơi. Định lượng giấy, chất liệu giấy có thể sử dụng khi in ấn tờ rơi là: giấy Ford, giấy Duplex, giấy Crystal, giấy Bristol, giấy Couches, giấy Kraft, …
Một số khổ giấy in tờ rơi thông dụng hiện nay là: A4 (210 x 297mm), A5 (148 x 210mm), 100 x 210mm (A4 gấp làm 3), 110 x 300mm (A3 gấp làm 4), …
Một số kỹ thuật in tờ rơi phổ biến
In offset
Khi bạn cần in tờ rơi với số lượng nhiều thì in offset là lựa chọn thích hợp để giúp tiết kiệm chi phí.
In offset là kỹ thuật in sử dụng các tấm cao su (hay còn gọi là tấm offset) đã được lăn qua mực để in lên giấy. Các lớp mực sẽ chồng từng lớp để tạo thành màu mực hoàn chỉnh.
Chất lượng thành phẩm sau khi in cao, màu sắc sắc nét, đảm bảo độ sáng cho tờ rơi, thông tin trên tờ rơi trung thực, rõ ràng.
Thời gian hoàn thành các bản in nhanh nên có thể in được với số lượng lớn. Tiết kiệm chi phí rất nhiều nếu như in với số lượng lớn.
In kỹ thuật số
In kỹ thuật số thường được áp dụng khi bạn cần in tờ rơi với số lượng ít.
In kỹ thuật số là kỹ thuật in sử dụng các tia laser chiếu qua các trống từ (một bộ phận đặc biệt của máy in), sau đó trống từ sẽ đi qua mực khô đã được đặt ở vị trí tương ứng. Lúc này mực in sẽ bám vào trống từ, sau đó trống từ tiếp tục lăn để in mực đã bám vào trên giấy. Cuối cùng, để mực in bám chắc vào giấy thì người ta sẽ sử dụng nhiệt độ cao xử lý trước khi hoàn thành.
Thời gian in rất nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp cần in gấp, mực bám đều, màu sắc chân thực. Không bị ảnh hưởng bởi màu giấy, bởi mực in chỉ bám lên bề mặt giấy, không ngấm vào trong
Có thể in được trên nhiều loại giấy khác nhau, tuy nhiên chi phí in ấn cao hơn in offset nhiều lần. Độ bền màu tương đối hạn chế.
Một số kỹ thuật gia công tờ rơi
Cắt xén sản phẩm
Áp dụng sau khi in offset để đưa tờ rơi về kích thước ban đầu.
Cán màng
In cán bóng: Là sau khi in, cán lên tờ rơi loại màng có độ trơn bóng, bắt sáng tốt.
In cán mờ: Là sau khi in, cán lên tờ rơi loại màng có độ mịn ở bề mặt, trong suốt nhưng không phản chiếu ánh sáng.
In cán UV là cách in ấn phun trực tiếp mực lên bề mặt cần in sau đó dùng đèn UV chiếu sáng để sấy khô. Thông qua điểm tia cực tím sẽ chỉ có một số phần thiết kế trên tờ rơi được tạo độ bóng nhằm tăng sự phong phú cũng như là điểm nhấn cho thiết kế.
In cán gân: Những hiệu ứng dập nổi và dập chìm thường được áp dụng trên hình biểu tượng và chữ trên tờ rơi
Cấn
Cấn là khâu gia công nhằm tạo ra nếp gấp cho các sản phẩm in. Công đoạn này thường được dùng máy dập cấn nhằm tạo sự đồng nhất cho tờ rơi.
Phủ vecni
Vecni là kỹ thuật gia công tráng phủ bề mặt in các loại tờ rơi giúp cho sản phẩm tờ rơi tăng độ bền và màu sắc, giảm độ thấm hút nước.
Tuy nhiên kỹ thuật này thường tốn nhiều chi phí nên ít khi được sử dụng khi gia công tờ rơi.
Trên đây là những kỹ thuật in, gia công tờ rơi được ưu tiên sử dụng hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp các kỹ thuật trên để tờ rơi có chất lượng tốt nhất, thu hút các đối tượng khách hàng, phục vụ mục tiêu quảng cáo ban đầu.